01/09/2022 09:03        

Kê hoạch giáo dục: Lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi năm học 2022- 2023

UBND THÀNH PHỐ NHA TRANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON VĨNH TRƯỜNG

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:     /KH – MNVT                                              Vĩnh Trường, ngày 26 tháng 8  năm 2022

 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

  MẪU GIÁO 3-4 TUỔI NĂM HỌC 2022 – 2023

I.GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

MỤC TIÊU

NỘI DUNG

@ Phát triển vận động:

1/ Động tác phát triển các nhóm cơ và  hô hấp

- Trẻ thực hiện đủ các động tác trong bài thể dục theo hướng dẫn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2/ Các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động - Trẻ có một số tố chất vận động: nhanh nhẹ, mạnh mẽ, khéo léo

- MT1: Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi đi kiễng gót liên tục

- MT2:  Trẻ khéo léo, nhanh nhẹn, phối hợp chân tay nhịp nhàng khi đi trong đường hẹp

- MT3: Trẻ khéo léo khi chạy trong đường dích dắc

- MT4: Trẻ biết đi, chạy thay đổi tốc độ

- MT5: Trẻ kiểm soát được vận động khi chạy 15m liên tục theo hướng thẳng

- MT6: Trẻ biết bò theo hướng thẳng

- MT7: Trẻ khéo léo khi bò theo đường dích dắc

- MT8: Trẻ khéo léo khi bò chui qua cổng

- MT9: Trẻ phối hợp tay chân, khéo léo khi bò trong đường hẹp

- MT10: Trẻ biết trườn về phía trước theo hướng thẳng

- MT11: Trẻ khéo léo khi trườn theo đường dích dắc

- MT12: Trẻ biết bước lên, xuống bục cao (cao 30cm)

- MT13: Trẻ biết phối hợp tay mắt khi lăn bóng

- MT14: Trẻ khéo léo khi thực hiện đập bắt  bóng

- MT15: Trẻ phối hợp tay mắt trong vận động khi tung bắt bóng với cô

- MT16: Trẻ biết ném xa 1 tay

- MT17: Trẻ biết ném trúng đích bằng 1 tay

- MT18: Trẻ biết chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang, hàng dọc

- MT19: Trẻ biết dùng sức mạnh của cơ chân để bật tại chỗ

- MT20: Trẻ biết dùng sức mạnh của cơ chân để bật tiến về phía trước

- MT21: Trẻ biết giữ thăng bằng cơ thể khi bật xa 20-25cm

3/ Các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ

- MT22: Trẻ phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt trong 1 số hoạt động

 

 

 

 

 

 

@ Giáo dục dinh dưỡng

1. Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi đối với sức khỏe

- MT23: Trẻ nhận biết được một số thực phẩm và món ăn quen thuộc

- MT24: Trẻ biết tên một số món ăn hàng ngày

- MT25: Trẻ biết ăn để cao lớn, khỏe mạnh, và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau

2. Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt

- MT26: Trẻ làm quen với cách đánh răng, lau mặt

- MT27: Trẻ biết tập rửa tay bằng xà phòng

- MT28: Trẻ biết thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh

3. Giữ gìn sức khỏe và an toàn

- MT29: Bước đầu trẻ biết tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe

- MT30: Trẻ biết lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môt trường đối với sức khỏe con người

 

- MT31: Trẻ nhận biết được 1 số nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh

 

- MT32: Trẻ nhận biết được một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ

 

 

@ Phát triển vận động:

1/ Động tác phát triển các nhóm cơ và  hô hấp

- Hô hấp hít vào, thở ra

- Tay:

* Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên.

* Co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực.
- Lưng, bụng, lườn

* Cúi về phía trước

* Quay sang trái, sang phải- Nghiêng người sang trái, sang phải.

- Chân:

* Bước lên phía trước, bước sang ngang; ngồi xổm; đứng lên; bật tại chỗ.

* Co duỗi chân.

2/ Các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động

 

 

- Đi kiễng gót liên tục 3 mét.

 

- Đi trong đường hẹp( 3m X 0,2m)

 

 

- Chạy liên tục trong đường dích dắc( 3-4 điểm dích dắc)

- Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.

- Chạy 15m liên tục theo hướng thẳng

 

- Bò theo hướng thẳng

- Bò theo đường dích dắc

 

- Bò chui qua cổng

 

- Bò trong đường hẹp

 

- Trườn theo hướng thẳng

 

- Trườn theo đường dích dắc

 

- Bước lên, xuống bục cao (cao 30 cm)

 

- Lăn bóng

 

- Đập bóng được 3 lần

 

- Tung bắt bóng với cô (khoảng cách 2,5m)

- Ném xa bằng 1 tay

- Ném trúng đích ngang bằng 1 tay (xa 1,5m)

- Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang, hàng dọc

- Bật tại chỗ

 

- Bật về phía trước

 

- Bật xa 20-25cm

 

3/ Các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ

- Gập, đan các ngón tay vào nhau, quay ngón tay.

- Xoay tròn cổ tay, cuộn cổ tay

- Xếp chồng 8-10 hình khối không đổ

-  Xé, dán giấy

- Tô, vẽ nguệch ngoặc- Vẽ hình tròn theo mẫu

- Đan, tết

- Tự cài, cởi cúc

@ Giáo dục dinh dưỡng

1. Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi đối với sức khỏe

- Nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn vật thật hoặc tranh ảnh

-Tên một số món ăn hàng ngày

 

- Ăn đầy đủ các loại thức ăn khác nhau

 

 

2. Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt

- Làm quen với cách đánh răng, lau mặt

 

- Tập rửa tay bằng xà phòng

- Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh

 

3. Giữ gìn sức khỏe và an toàn

- Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe

- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môt trường đối với sức khỏe con người

- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm

- Phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng

- Nhận biết được một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ

 

 

II. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

MỤC TIÊU

NỘI DUNG

a. Khám phá khoa học:

* Các bộ phận của cơ thể

- MT33:  Trẻ có khả năng nhận biết chức năng các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể.

* Đồ vật:

+  Đồ dùng đồ chơi:

- MT34: Trẻ nhận biết được đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng  đồ dùng, đồ chơi

+ Phương tiện giao thông:

- MT35: Trẻ biết  tên, đặc điểm, công dụng một số phương tiện giao thông quen thuộc.

 - MT36: Trẻ có khả năng phân loại PTGT theo một  dấu hiệu nổi bật

* Động vật và thực vật

- MT37: Trẻ có khả năng nhận biết  về đặc điểm nổi bật của con vật, cây, hoa, quả quen thuộc

- MT38: Bước đầu trẻ biết mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây quen thuộc với môi trường sống của chúng.

- MT39: Trẻ tìm hiểu cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây gần gũi

* Một số hiện tượng tự nhiên:

- MT40: Trẻ có khả năng nhận biết hiện tượng tự nhiên ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.

- MT41: Trẻ nói được một số dấu hiệu nổi bật của ngày và đêm (phân biệt tối sáng)

- MT42: Trẻ kể được một số nguồn nước trong sinh hoạt hằng ngày

- MT43: Trẻ biết nước dùng để làm gì trong sinh hoạt hàng ngày

- MT44: Bước đầu trẻ biết được một số nguồn ánh sáng trong sinh hoạt hằng ngày

- MT45: Trẻ biết được một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi

b. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán

- MT46: Trẻ có khả đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng

- MT47: Trẻ biết gộp 2 nhóm đối tượng và đếm

- MT48: Trẻ biết tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn

- MT49: Bước đầu trẻ phân biệt 1 và nhiều

- MT50: Trẻ có khả năng xếp tương ứng 1-1, ghép đôi

- MT51: Trẻ có khả năng so sánh 2 đối tượng  về kích thước

- MT52: Trẻ có khả năng xếp xen kẽ các đối tượng

- MT53: Trẻ nhận biết và gọi tên các hình hình học. Nhận dạng các hình đó trong thực tế.

- MT54: Trẻ sử dụng các hình hình học để chắp ghép

- MT55: Trẻ nhận biết được phía trên - phía dưới; phía trước - phía sau; tay phải - tay trái của bản thân

c. Khám phá xã hội:

- MT56: Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân

- MT57: Trẻ nói được tên của bố mẹ, các thành viên trong gia đình. Địa chỉ gia đình

 

- MT58: Trẻ nói được tên trường, lớp, cô giáo, bạn

- MT59: Trẻ nói tên đồ dùng, đồ chơi trong lớp. Các hoạt động của trẻ ở trường

- MT60: Trẻ nói được tên, sản phẩm và ích lợi của một số nghề phổ biến

 

- MT61: Trẻ nhận biết một số lễ hội và danh lam, thắng cảnh

 

 

 

III. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

a. Nghe:

- MT62: Trẻ có khả năng nghe, hiểu được các từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng gần gũi, quen thuộc.

- MT63: Trẻ  hiểu và thực hiện được yêu cầu đơn giản

- MT64: Trẻ có khả năng nghe, hiểu câu truyện, bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi

 

b. Nói

- MT65: Trẻ phát âm được các tiếng của tiếng Việt

- MT66: Trẻ có khả năng phát âm rõ và bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các loại câu khác nhau

- MT67: Trẻ biết trả lời và đặt các câu hỏi

- MT68: Trẻ biết nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp

- MT69: Trẻ đọc được các bài thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ, hò vè

- MT70: Trẻ kể lại được một vài tình tiết của truyện đã được nghe

- MT71: Trẻ biết kể lại sự việc

 - MT72: Trẻ biết đóng vai theo lời dẫn chuyện của giáo viên

c. Làm quen với đọc, viết

- MT73: Trẻ được làm quen 1 số ký hiệu thông thường trong cuộc sống

- MT74: Trẻ biết cầm sách đúng chiều, mở sách xem trang và “đọc” truyện

- MT75: Trẻ làm quen với cách đọc và viết tiếng việt

- MT76: Trẻ biết giữ gìn sách

 

 

 

 

a. Khám phá khoa học:

* Các bộ phận cơ thể con người

- Chức năng các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể.

 

* Đồ vật:

+ Đồ dùng đồ chơi:

- Đặc điểm, công dụng, cách sử dụng, đồ dùng đồ chơi, chất liệu.

 

+ Phương tiện giao thông:

- Tên ,đặc điểm, công dụng một số phương tiện giao thông quen thuộc

 

- Phân loại PTGT theo 1 dấu hiệu nổi bật

 

* Động vật- Thực vật:

- Đặc điểm nổi bật của con vật, cây, hoa, quả quen thuộc

 

- Mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây quen thuộc với môi trường sống của chúng

- Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây gần gũi

* Một số hiện tượng tự nhiên:

- Hiện tượng tự nhiên ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.

 

- Sự khác nhau giữa ngày và đêm

 

 

- Các nguồn nước trong sinh hoạt hàng ngày.

- Ích lợi của nước đối với đời sống con người, con vật, cây.

- Một số nguồn ánh sáng trong sinh hoạt hằng ngày

 

- Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi

b. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán

- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng

- Gộp 2 nhóm đối tượng và đếm

 

- Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn

- 1 và nhiều

 

- Xếp tương ứng 1-1, ghép đôi

 

- So sánh 2 đối tượng  về kích thước

 

- Xếp xen kẽ các đối tượng

 

- Nhận dạng, gọi tên các hình: vuông, tam giác, chữ nhật, tròn

 

- Sử dụng các hình hình học để chắp ghép

- Nhận biết phía trên - phía dưới; phía trước - phía sau; tay phải - tay trái của bản thân

c. Khám phá xã hội:

- Tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện

- Tên của bố mẹ, các thành viên trong gia đình

- Nói địa chỉ gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem tranh ảnh về gia đình

- Tên trường, lớp ,cô giáo, bạn

 

- Tên đồ dùng, đồ chơi trong lớp.  Các hoạt động của trẻ ở trường

 

- Tên gọi, sản phẩm và ích lợi của một số nghề phổ biến (nghề nông, nghề xây dựng...) khi được hỏi, xem tranh

- Kể tên một số lễ hội: Ngày hội đến trường, trung thu, 8/3... qua tranh ảnh, trò chuyện, ngày lễ hội của địa phương

- TC về Cờ Tổ Quốc. Kể tên một vài danh lam, thắng cảnh ở địa phương

III. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

 

a. Nghe

- Hiểu được các từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng gần gũi, quen thuộc.

-Thực hiện được yêu cầu đơn giản

 

- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc, bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi

b. Nói

- Nói rõ các tiếng

 

- Bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các loại câu đơn, câu mở rộng

- Trả lời và đặt các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào?

- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp

 

- Đọc các bài thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ, hò vè

- Kể lại  một vài tình tiết của truyện đã được nghe

- Kể lại sự việc

- Đóng vai theo lời dẫn chuyện của giáo viên

c. Làm quen với đọc, viết

- Làm quen 1 số ký hiệu thông thường trong cuộc sống

- Cầm sách đúng chiều, mở sách xem trang và “đọc” truyện

- Cách đọc và viết tiếng việt

 

- Giữ gìn sách

 

 

IV. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI

MỤC TIÊU

NỘI DUNG

1. Phát triển tình cảm

- MT77:Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính, những điều bé thích, không thích

- MT78:Trẻ nhận biết được một số trạng thái cảm xúc

 

- MT79: Trẻ nhận ra được hình ảnh của Bác Hồ

 

 

- MT80: Trẻ quan tâm đến cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước

2. Phát triển kỹ năng xã hội

- MT81: Trẻ thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình

 

 

 

 

 

- MT82: Trẻ quan tâm đến môi trường

1. Phát triển tình cảm

- Tên, tuổi, giới tính, những điều bé thích, không thích

- Một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói

- Nhận ra được hình ảnh của Bác Hồ. Kính yêu Bác Hồ.

-Thích nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ

- Quan tâm đến cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước

2. Phát triển kỹ năng xã hội

- Một số quy định ở lớp và gia đình

+ Cử chỉ, lời nói lễ phép(Chào hỏi, cảm ơn)

+ Chờ đến lượt

+ Yêu mến bố mẹ, anh chị em ruột

+ Chơi hòa thuận với bạn

+ Nhận biết hành vi đúng sai, tốt xấu

- Quan tâm đến môi trường

+ Tiết kiệm điện nước

+ Giữ gìn vệ sinh môi trường

+ Bảo vệ,chăm sóc con vật và cây cối

 

V. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

MỤC TIÊU

NỘI DUNG

- MT83:Trẻ biết bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm, bài hát, nhạc gần gũi và ngắm nhìn vẻ đẹp của các SVHT

 

 

 

- MT84: Trẻ chú ý nghe, thích được hát theo các bài hát, bản nhạc

- MT85: Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca bài hát

- MT86: Trẻ vận động đơn giản theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc

- MT87: Trẻ biết sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp

- MT88: Trẻ biết vận động theo ý thích khi hát/ nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc

- MT89: Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra các sản phẩm

- MT90: Trẻ biết sử dụng một số kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm đơn giản

- MT91:Trẻ biết nhận xét về sản phẩm tạo hình

- MT92: Bước đầu trẻ biết tạo ra các sản phẩm đơn giản theo ý thích

- MT93:Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm của mình

 

-Vui sướng, vỗ tay, nói lên cảm nhận của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm, ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của SVHT

- Chú ý nghe, tỏ ra thích được hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát

- Vui sướng, chỉ, sờ, ngắm nhìn và nói lên cảm nhận về SP tạo hình

- Nghe các bài hát, bản nhạc (nhạc thiếu nhi, dân ca)

- Hát tự nhiên, hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc

- Vận động theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc

- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp

- Vận động theo ý thích khi hát/ nghe các

bài hát, bản nhạc quen thuộc

 

- Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra các sản phẩm

 - Sử dụng một số kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm đơn giản

- Nhận xét về sản phẩm tạo hình

 

- Tạo ra các sản phẩm đơn giản theo ý thích

- Đặt tên cho sản phẩm của mình

 

Nơi nhận:                 HIỆU TRƯỞNG                     NGƯỜI LÀM KẾ HOẠCH    

- Tổ CM, BGH;                                                                                      P.HIỆU TRƯỞNG

- Lưu: VT.

                               

                                                                                             

                                                                                

                               Đỗ Thị Huệ                                     Nguyễn Thị Thu Hiền

 

 
Video